Thế nào là đội mũ bảo hiểm đúng cách? Rất nhiều người khi tham gia giao thông chắc cũng không thể trả lời câu hỏi này chính xác được. Bởi lẽ, bản thân họ cũng không biết được mình đã đội mũ bảo hiểm đúng hay chưa. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Brandgift sẽ hướng dẫn các bước đội mũ bảo hiểm đúng, bảo vệ an toàn cho người lái xe khi đang tham gia giao thông trên đường..
Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
Không quá khó để tìm kiếm những con số thống kê về số vụ giao thông liên quan đến xe máy. Tính đến hiện tại, tai nạn giao thông liên quan đến xe máy chiếm đến hơn 70% tổng số vụ tai nạn giao thông trên cả nước.
Trong đó, các vụ tai nạn dẫn đến chấn thương sọ nào chiếm khoảng 2/3. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho người cầm lái.

Vậy nên, ngoài việc lái xe an toàn thì việc đội mũ bảo hiểm là vô cùng quan trọng.
- Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ hộp sọ.
- Hạn chế tối đa những tổn thương vùng não.
- Bảo vệ mắt, mặt khỏi thời tiết và các điều kiện bên ngoài khác.
Đội mũ khi tham gia giao thông thể hiện mình là một công dân tốt, biết chấp hành pháp luật và quy định của Nhà nước.
Xem thêm: Mũ bảo hiểm in logo làm quà tặng số lượng lớn cho doanh nghiệp
Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn
Bước 1: Chọn kích thước mũ bảo hiểm vừa vặn với đầu của mình
Trước khi đội mũ bảo hiểm đúng cách thì bạn phải chọn mũ bảo hiểm có kích thước vừa với đầu của mình. Tức là mũ không quá rộng hoặc quá chật với đầu của mình. Bởi nếu mũ quá chật thì sẽ tạo cảm giác khó chịu. Còn mũ quá rộng thì rất nguy hiểm, vì khi di chuyển, mũ dễ bị kéo về phía trước hoặc đẩy về phía sau. Không bảo vệ được chu toàn cho vùng đầu của người lái

Một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn là khi bạn đội vào, bạn xoay trái xoay phải, mũ vẫn nằm yên trên đầu, không hề dịch chuyển, xô lệch theo hoạt động xoay của bạn. Đồng thời, người đội cũng sẽ không cảm thấy khó chịu, đau nhức khi mang chiếc mũ bảo hiểm này.
Bước 2: Đội mũ bảo hiểm
Sau khi chọn được lích thước mũ bảo hiểm vừa khít với đầu của mình, bạn tiến hành đội mũ lên sao cho vành trước của mũ song song với chân mày và cách chân mày khoảng 2 đốt ngón tay.

Bước 3: Cài quai đúng cách
Bạn điều chỉnh quai nón sao cho vào đúng vị trí của nó và tiến hành cài lại với nhau. Khi cài cần chú ý phần mũ lót nón phải vừa khít dưới cằm, hai bên ốp tai phải ốm khít với thùy tai của bạn.

Bước 4: Kiểm tra lại xem mũ bảo hiểm có bị xộc xệch gì không
Mũ bảo hiểm mà bị xộc xệch thì tức là bạn đã cài quai nón sai cách, Khi cài xong quai nón, bạn kiểm tra lại theo hướng dẫn sau xem đã cài đúng chưa nhé!

Đưa hai 2 ngón tay vào giữa cằm và quai nón, nếu 2 ngón vào vừa thì nghĩa là bạn đã đội mũ đúng cách.
Bạn không nên cài quai quá lỏng hoặc quá chật để tránh gây khó chịu khi đội cũng như tránh cho nón bảo hiểm có thể bị văng ra ngoài khi đang di chuyển trên đường.
Hình ảnh minh họa đội mũ bảo hiểm đúng cách

Xem thêm: Cách đo size mũ bảo hiểm chuẩn xác đến từng milimet
Quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Theo Nghị định 100, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
- Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện.
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.

Việc đội mũ bảo hiểm không phải là chỉ để tránh xử phạt, mà còn là để bảo vệ tính mạng của bạn và người thân.
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:
- Bản thân không đội mũ bảo hiểm.
- Chở người ngồi sau không đội nón bảo hiểm (Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm)
Mức phạt tiền hiện nay là trung bình từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm. Cụ thể như trong bảng sau:
STT | Đối tượng bị xử phạt | Mức phạt theo NĐ 46 (đã hết hiệu lực) | Mức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực) |
1 | Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy | 100.000 – 200.000 đồng | 200.000 – 300.000 đồn |
2 | Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện | 100.000 – 200.000 đồng
(xe đạp điện không bị phạt theo NĐ 46) |
200.000 – 300.000 đồng |
3 | Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện | 100.000 – 200.000 đồng
(xe đạp điện không bị phạt theo NĐ 46) |
200.000 – 300.000 đồng |
Những trường hợp không xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm?
Pháp luật Việt Nam quy định 3 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:
- Chở người bệnh đi cấp cứu.
- Trẻ em dưới 06 tuổi.
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Nhưng không phải vì như vậy mà nhiều người tham gia viện cớ để không đội nón bảo hiểm. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có nhiều loại mũ bảo hiểm cho trẻ em. Bố mẹ có thể tham khảo để bảo vệ tốt nhất cho con.

Xem thêm: Mũ bảo hiểm cho trẻ em _ An toàn, chuẩn hãng
Quy định mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Thế nào là mũ đạt chuẩn?
Quy định mũ đạt chuẩn là mũ có đủ các tính năng sau:
- Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
- Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Có kiểu dáng tiêu chuẩn như sau:

Xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Hiện nay không có quy định cụ thể về xử phạt đối với việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Đội một chiến mũ không đạt chuẩn thật ra cũng không khác gì mấy không đội mũ bảo hiểm.
Các loại mũ lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu tìm ẩn những nguy cơ đáng kể. Mũ dễ vỡ và không có khả năng bảo vệ, mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm.
Xem thêm: Thông tin mũ bảo hiểm Honda chính hãng chi tiết, đầy đủ nhất
Tổng kết: Một vài lưu ý khi đội mũ bảo hiểm để tránh bị phạt
1. Chọn nón bảo hiểm có kích cỡ vừa với đầu, không quá chật cũng không quá rộng
2. Đội nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau, đẩy lên phía trước, đội ngược mũ bảo hiêm
3. Khi tham gia lưu thông trên đường, người đi xe gắn máy chỉ được đội một mình mũ bảo hiểm, không được đội chồng chất nhiều loại mũ với nhau để đảm bảo an toàn.
4. Quai nón mũ bảo hiểm cần phải cài đúng cách để mũ không bị xộc xệch, xô lệch ra khỏi đầu.
5. Mũ đã qua va chạm mạnh, bị vỡ, bị nứt thì nên vứt đi, mua cái mới, không nên sử dụng lại.
6. Nên chọn các loại mũ bảo hiểm 3/4, Full Face, thiết kế trùm kín gần như toàn bộ phần đầu để bảo vệ đầu tốt hơn.
7. Với những bạn gái khi buộc tóc lên cao rất thích mang những chiếc mũ bảo hiểm
BrandGift – đơn vị cung cấp mũ bảo hiểm đạt chuẩn làm quà tặng.
Hiện nay, mũ bảo hiểm là xu hướng quà tặng của rất nhiều doanh nghiệp. Món quà này thích hợp để tặng cho nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp. Nó vừa thể hiện sự tri ân đối với mọi người, vừa giúp quảng bá rộng rãi về doanh nghiệp. Hơn hết, việc này cũng giúp mọi người hạn chế hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Đặt hàng tại Brandgift bạn sẽ không cần phải lo lắng về chất lượng của mũ bảo hiểm. Chúng tôi là doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quà tặng. Những sản phẩm được cung cấp đã trải qua hàng loạt bước sàng lọc và kiểm duyệt.

Đặc biệt, chúng tôi luôn có chương trình chiết khấu 5 – 20% cho những đơn hàng số lượng lớn. Ngoài ra, BrandGift hỗ trợ thiết kế in ấn trên sản phẩm hoàn toàn miễn phí.
Quý khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng đại diện của chúng tôi tại: 250 Đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0945.998.009 để được tư vấn cụ thể.