Sơn tĩnh điện là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong cuộc sống

Trong thời đại công nghệ máy móc phát triển như hiện nay, hẳn không ít lần bạn được nghe đến sơn tĩnh điện. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Ưu nhược điểm của các sản phẩm có sự góp mặt của sơn tĩnh điện. Sơn tĩnh điện được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Hãy cùng Brandgift chúng tôi tìm hiểu về loại sơn đặc biệt này nhé.

son-tinh-dien-banner
Sơn tĩnh điện là gì?

 

Sơn tĩnh điện là gì? Sơn tĩnh điện có bền không?

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện (còn được gọi là sơn khô) là loại sơn được phủ dưới dạng bột khô. Không giống như sơn lỏng thông thường dựa vào dung môi để bay hơi, sơn tĩnh điện thường được tích điện (+) khi đi qua súng phun, đồng thời vật được sơn mang điện (-). Sau đó sơn được đóng rắn dưới nhiệt hoặc bằng tia cực tím.

Sơn tĩnh điện được hiểu đơn giản là quá trình oxy hóa kim loại thành oxit của chúng. Các loại kim loại thường được sử dụng là nhôm, titan hoặc magie bởi oxit của chúng có tính bền, bám chắc trên bề mặt kim loại. Quá trình oxi hóa này còn được gọi là quá trình Anodising.

Sơn tĩnh điện
Quy trình, công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có bền không?

So với các loại sơn lỏng thông thường, sơn tĩnh điện có độ bền cao hơn gấp nhiều lần. Loại sơn này có thể chịu đựng được những tác động ngoại lực, giúp vật liệu chống lại quá trình oxi hóa, chất hóa học, tia cực tím cũng như các điều kiện thời tiết cực đoan.

Vật liệu khi được che phủ bởi lớp sơn tĩnh điện sẽ có tuổi thọ cao hơn, đồng thời có vẻ ngoài bóng mượt và thẩm mỹ hơn các loại sơn nước thông thường.

Các loại sơn tĩnh điện

Hiện nay sơn tĩnh điện có thể được phân loại theo một số cách, tùy thuộc vào ứng dụng vật liệu, thành phần hóa học của axit được sử dụng, hoặc dựa trên độ dày lớp oxit được hình thành. Dựa trên thành phần hóa học có thể chia sơn tĩnh điện thành 3 loại chính.

Sơn tĩnh điện có chứa Axit Cromic

Đây là loại sơn ít được sử dụng do độ dày của lớp oxit mỏng (khoảng 1-10 microns). Sơn có chứa axit cromic thường là lựa chọn ưu tiên khi sơn các vật đúc. Và bởi vì màng oxit tạo ra quá mỏng để tạo ra một màu nhất quán, chúng không lý tưởng cho các vật dụng yêu cầu có màu.

Sơn tĩnh điện (2)
Bột sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có chứa axit sunfuric

Đây là dòng sơn được sử dụng phổ biến nhất tính đến hiện nay. Khác với cromic, sơn tĩnh điện chứa axit sunfuric có thể đạt được các độ dày lớp oxit khoảng 5-25 micromet. Đây là độ dày vừa đủ để có tạo màu cho vật dụng bằng cách sử dụng thuốc nhuộm. 

Sơn tĩnh điện cứng (Hard Anodising)

Là loại sơn tĩnh điện có khả năng tạo ra lớp oxit dày nhất (từ 20-100 microns tùy thuộc vào hợp kim xử lý), nó giúp cho vật dụng có độ cứng rất cao, khả năng chống mài mòn và khả năng chống điện cực kì tốt. Tuy nhiên độ dày của lớp oxit đôi khi cũng là một điểm trừ bởi nó có thể gây nên cảm giác cứng nhắc, thiếu mềm mại đối với những vật dụng yêu cầu tính thẩm mỹ cao. 

Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện thường bao gồm những bước cơ bản sau:

Niêm phong: Đây là bước đầu tiên trong quy trình sơn tĩnh điện, một lớp sơn sẽ được phủ lên bề mặt kim loại để bắt đầu quá trình anodising. Kết quả của quá trình này là một chuyển lớp kim loại bề mặt sang trạng thái oxit bền vững bảo vệ bên ngoài vật dụng.

Tạo màu: Sau khi quá trình anodising kết thúc, những vật liệu yêu cầu màu sắc sẽ được sử dụng thuốc nhuộm để tạo màu. Lớp thuốc nhuộm ngoài nhiệm vụ chính là tạo màu còn có thể giúp vật dụng có thêm một lớp áo bảo vệ. Tùy vào tính chất của vật liệu mà cùng một quy trình xử lý có thể tạo ra những màu sắc khác nhau. 

Màu Titan: Khác với nhôm hay magie, đối với titan màu có thể được tạo nên bởi chính bề mặt oxit kim loại sau khi quá trình anodising kết thúc, vì vậy không cần thêm thuốc nhuộm để tạo màu cho kim loại này.

quy trình Sơn tĩnh điện (3)
Quy trình sơn tĩnh điện

Khắc laser: Việc trải qua quá trình khắc laser sẽ giúp loại bỏ lớp vật liệu bị oxi hóa. những vị trí có đánh dấu bằng laser khi tương phản với bề mặt sơn tĩnh điện đã được nhuộm màu sẽ tạo nên độ tương phản cao. Phương pháp này được áp dụng phổ biến khi khách hàng muốn đánh dấu logo, đánh số hoặc một ký tự đặc biệt nào đó trên vật dụng của mình.

Bức xạ cạnh: Các nhà chế tác nhận thấy khi nhuộm màu một bề mặt lớp oxit, các cạnh của vật được sơn sẽ hoặc không có hoặc có màu nhạt hơn bề mặt phẳng. Vì vậy quá trình này giúp các cạnh sẽ hấp thu được màu nhuộm, giúp vật dụng đều màu hơn.

Làm sáng và khắc về mặt hóa học:  Quá trình này được sử dụng để loại bỏ một lớp vật liệu rất mỏng, tạp chất và oxit hình thành tự nhiên khỏi bề mặt của một bộ phận trước khi bắt đầu quá trình anot hóa. Quá trình tiền xử lý này giúp làm giảm các khiếm khuyết trên bề mặt, mang lại vẻ ngoài đồng đều hơn cho đối tượng cần xử lý. 

Lớp phủ chuyển đổi cromat: Lớp oxit mà quá trình anodising tạo ra có khả năng cách điện, nên đối với các trường hợp vật dụng phủ sơn tĩnh điện có yêu cầu về độ dẫn điện có thể sử dụng lớp phủ chuyển đổi cromat để thay đổi tính chất dẫn điện của vật dụng đó.

Ưu, nhược điểm của sơn tĩnh điện

Ngày càng được sử dụng rộng rãi trong gia công vật dụng, vậy sơn tĩnh điện có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây với chúng tôi.

Ưu điểm

Lợi ích kinh tế cao

Nhờ độ bám dính của lớp sơn tĩnh điện cao, lên đến 60-70%, trong khi đối với sơn thông thường hiệu quả bám dính chỉ từ 30-40%, dẫn đến tuổi thọ của các sản phẩm cũng tăng cao. Đồng thời trong quá trình sơn, lượng sơn bột thừa có thể thu hồi và tái sử dụng lại. Bên cạnh đó giá thành của các sản phẩm được phun sơn này cũng hợp lý hơn các loại sơn thông thường.

An toàn cho người sử dụng

Thành phần chủ yếu của sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Những chất này có đặc điểm là dễ bay hơi trong không khí. Chính vì vậy khi đến với tay người sử dụng, sản phẩm sẽ rất hiếm khi có sơn tồn đọng trên bề mặt, giúp bạn tránh hít phải bột sơn hay bám dính trên da.

Sơn tĩnh điện
Ưu, nhược điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Là sản phẩm thân thiện với môi trường

Trong khi các loại sơn thông thường đã được chứng minh rằng gây nên những tác động xấu đến tầng ozon, sơn tĩnh điện hoàn toàn không sử dụng dung môi hữu cơ nên rất dễ xử lý nếu đưa ra môi trường. Hẳn là một sự lựa chọn hợp lý nếu bạn là người yêu môi trường và thiên nhiên

Tăng hiệu suất sản xuất

Một sản phẩm được sơn tĩnh điện chỉ mất khoảng 20 – 30 phút để có thể đưa và sử dụng. Trong khi với các loại sơn nước thông thường cần đến hàng giờ đồng hồ để khô hoàn toàn.

Xem thêm: Top 15+ mẫu đồng hồ treo tường cao cấp (ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện) 

Nhược điểm 

Tốn vốn đầu tư ban đầu

Một quy trình sơn tĩnh điện cần có sự hỗ trợ của các loại máy móc chuyên dụng, vì vậy nếu muốn sở hữu công nghệ này, bạn phải chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho hệ thống phun sơn.

Yêu cầu về tay nghề của người thực hiện

Bởi nguyên lý của quy trình thực hiện nên đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và hiểu rõ quy trình phun sơn, nhờ đó có thể đảm bảo được hiệu quả làm việc. 

Sơn tĩnh điện khác sơ thường ở điểm nào?

SƠN TĨNH ĐIỆN SƠN THƯỜNG
Sử dụng sơn chất lỏng bằng cách sử dụng chổi hoặc phun sơn Sơn thường được sơn bằng bột khô
Chất lượng đảm bảo Chất lượng không đảm bảo
Sơn bóng, đều và mịn. Chống bong tróc và bay màu trong sử dụng Sơn không đều, khó bóng mịn, độ bền không cao, dễ nhìn thấy vết rạn nứt
Chi phí thấp, năng suất cao Chi phí cao, năng suất thấp.

Giá sơn tĩnh điện trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay, giá sơn tĩnh điện có sự khác biệt giữa các đơn vị cung cấp cũng như tính chất từng loại sơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn mức giá phổ biến của loại sơn này như sau:

  • Dựa trên khối lượng: từ 6000 – 8000 VNĐ/kg đối với sơn được sản xuất trong nước, từ 8000 – 12000 VNĐ/kg với các loại sơn nhập từ nước ngoài. 
  • Dựa trên diện tích sản phẩm: 120.000 – 200.000 VNĐ/m

Bên cạnh đó, tùy vào chất liệu và trọng lượng sản phẩm mà giá cả có thể khác nhau. Thường những sản phẩm bằng nhôm sẽ có giá cao hơn thép.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong sản phẩm hằng ngày

Sơn tĩnh điện ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi những đặc tính ưu việt mà nó mang lại. Có thể kể đến một số ứng dụng tiêu biểu của loại sơn này như:

– Sơn hàng rào sắt, hàng rào mạ kẽm, cổng sắt,..

– Sơn các phụ tùng xe như khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc,…

– Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng: mặt trước tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, kệ để chén đĩa, lò vi sóng, lò nướng, khung võng kim loại đồng hồ, đồng hồ treo tường

– Ứng dụng trong kiến trúc, trang trí nhà cửa: khung cửa, đồ nội thất, cột đèn, lan can,….

X Gọi lại cho tôi

Để lại số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại ngay.